Mô hình M-score xác định gian lận báo cáo tài chính

Mô hình M-score của Beneish (1999)

M-score = -4.84 + 0.92*DSRI + 0.528*GMI + 0.404*AQI + 0.892*SGI + 0.115*DEPI – 0.172*SGAI + 4.679*TATA – 0.327*LVGI

Trong đó:
• M-score: chỉ số đo lường khả năng quản trị lợi nhuận. 
• DSRI (Days Sales Receivable Index): Chỉ số phải thu khách hàng so với doanh thu
DSRI = (Khoản phải thut/ Doanh thu thuầnt) / (Khoản phải thut-1/ Doanh thu thuần t-1)
• GMI (Gross Margin Index): Chỉ số tỷ lệ lãi gộp 
GMI = Tỷ lệ lãi gộp t-1/ Tỷ lệ lãi gộpt = [Lợi nhuận gộp t-1 / Doanh thu t-1] / [Lợi nhuận gộp t / Doanh thut]
• AQI (Asset Quality Index): Chỉ số chất lượng tài sản
AQI = [1 – (CAt + PPEt) / TAt] / [1 – (CA t-1 + PPE t-1) / TA t-1)]
Với PPE: Giá trị còn lại của tài sản dài hạn hữu hình (gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính, giá trị xây dựng cơ bản dở dang, bất động sản đầu tư) và quyền sử dụng đất;
CA: Tài sản ngắn hạn;
TA: Tổng tài sản.
• SGI (Sales Growth Index): Chỉ số tăng trưởng doanh thu bán hàng
SGI = Doanh thut / Doanh thu t-1
• DEPI (Depreciation Index): Chỉ số tỷ lệ khấu hao
DEPI = [Chi phí khấu hao t-1/ (PPE t-1 + Chi phí khấu hao t-1)]/ [Chi phí khấu haot/ (PPEt + Chi phí khấu haot)]
• SGAI (Sales, General and Administration expense Index): Chỉ số chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 
SGAI = (SGA t/ Doanh thut) / (SGA t-1/ Doanh thu t-1)
• TATA (Total Accrual on Total Assets): Chỉ số biến dồn tích so với tổng tài sản
TATA = (Lợi nhuận trước thuết – Tiền thuần từ sản xuất kinh doanht) / Tổng tài sản
• LVGI (Leverage Index): Chỉ số đòn bẩy tài chính 
LVGI = [Nợ phải trảt / Tổng tài sảnt] / [Nợ phải trả t-1/ Tổng tài sản t-1]

M-score là một biến phân phối ngẫn nhiên có giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1. Do đó, khả năng có quản trị lợi nhuận trong BCTC có thể được tính toán bằng M-score thông qua chức năng trả về hàm phân phối chuẩn NORMSDIST trong Excel. Ví dụ: M-score = -1,49 thì khả năng BCTC của công ty có quản trị lợi nhuận là 6,81%. M-score càng cao (giá trị càng gần 0 đối với số âm) thì khả năng xảy ra quản trị lợi nhuận càng lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng M-score có khả năng dẫn đến sai sót như: phân loại nhầm công ty có quản trị lợi nhuận thành không có hoặc phân loại nhầm công ty không có quản trị lợi nhuận thành có. Vì vậy nên đặt ra ngưỡng giá trị cho việc phân loại để giảm thiểu tổn thất do phân loại sai. Beneish khuyến cáo ngưỡng cutoff thích hợp cho nhà đầu tư là 3.75% (M-score = -1.78), tức là với M-score lớn hơn -1,78 thì BCTC của công ty sẽ được đánh dấu là có quản trị lợi nhuận.
Tám biến của mô hình Beneish được chia thành hai nhóm: nhóm các biến giúp nhận diện gian lận gồm DSRI, AQI, DEPI, và TATA; và nhóm các biến phản ánh động cơ gian lận gồm GMI, SGI, SGAI, LVGI.

Mô hình M-score của Beneish được Marinakis (2011) dựng lại cho nước Anh với việc thêm vào 3 biến số khác gồm:

EFTAXI – Chỉ số tỷ lệ thuế suất hiệu quả, DIRAI – chỉ số đãi ngộ cho các giám đốc trên tổng tài sản, AUDI – Chỉ số thù lao kiểm toán trên tổng tài sản. Mô hình như sau:
M-score¬* = -5.124 + 0.242*DSRI + 0.512*GMI + 0.424*AQI + 0.421*SGI + 0.317*DEPI – 0.152*SGAI + 3.21*TATA + 0.624*LVGI + 0.421*AUDI – 0.391*EFTAXI + 0.317*DIRAI (8)
Marinakis cũng đề xuất ngưỡng giá trị cho mô hình điều chỉnh là -1.31, cao hơn ngưỡng giá trị của mô hình gốc.

Chỉ số M-score được hệ thống Chỉ Báo Đầu Tư tính toán cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán:

Mô hình M-score của Beneish (1999)
Mở cột M-score bằng cách chọn nút “Thêm cột”

Tham khảo thêm: