Phân tích tài chính được hệ thống xử lý dựa trên Báo Cáo Tài Chính (Cân Đối Kế Toán, Hoạt Động Kinh Doanh và Lưu Chuyển Tiền Tệ) của hơn 1.500 doanh nghiệp niêm yết (báo cáo năm, hơn 1.000 DN có báo cáo quý). Kết quả phân tích được tính toán ít nhất 3 năm hoạt động của doanh nghiệp đồng thời so sánh với chỉ số HĐKD ngành. Với dữ liệu này nhà đầu tư có thể năm bắt được tình hình “sức khoẻ” tài chính của doanh nghiệp một cách nhanh nhất và chi tiết nhất.


Ưu điểm của phân tích tài chính:
  • Biết được tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của DN, DN có đang hoạt động tốt và đủ khả năng vượt qua suy thoái hay không?
  • Nhận biết được DN đang tăng trưởng hay suy giảm
  • Doanh Nghiệp đang đứng vị trí nào trong ngành…

Khiếm khuyết trong phân tích tài chính:
  • Phản ánh quá khứ hoạt động của Doanh Nghiệp, có độ trễ trong báo cáo. Doanh nghiệp hoạt động tốt trong quá khứ không có nghĩa sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
  • Không phản ánh được yếu tố con người trong quản lý doanh nghiệp
  • Số liệu báo cáo bị can thiệp…

Công ty có tài chính tốt nhưng không tăng giá, vậy vì sao phải phân tích tài chính trước khi đầu tư?

Cũng như con người, “Sức khoẻ” doanh nghiệp cũng có chu kỳ, có lúc thịnh lúc suy. Một cổ phiếu tăng giá mạnh và ít rủi ro hơn trong giao dịch thường xuất phát từ doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả và được nhiều tổ chức lựa chọn. Doanh nghiệp có quy mô lớn thì báo cáo tài chính cũng có độ tin cậy càng cao.

Xem thêm: https://chibaodautu.com/vi-sao-can-su-dung-cong-cu-phan-tich-tai-chinh/


1. Bảng Chỉ Số Phân Tích Tài Chính :

Bảng này tính toán các chỉ số tài chính và đánh giá sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp.

  • Điểm Tài Sản (TS): Đánh giá tài sản đang nắm giữ của doanh nghiệp có rủi ro hay không
  • Điểm Kinh Doanh (KD): Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Điểm Tăng Trưởng: HĐKD của doanh nghiệp có đang tăng trưởng tốt không
  • Điểm Xếp Hạng (XH): Tổng hợp 3 điểm đánh giá nhằm mục đích sắp xêp thứ tự về tài chính của DN trong bảng báo cáo

Điểm đánh giá tài chính được hệ thống tính toán đánh giá dựa trên các chỉ số tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất

  • Chỉ số Tín Nhiệm (S&P): được xây dựng dựa trên chỉ số khả năng phá sản Z”Score, nhà đầu tư có thể ứng dụng chỉ số S&P trong việc lựa chọn Ngân Hàng khi gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu công ty…
  • Đảo Nợ: là tín hiệu cho biết Doanh nghiệp có dấu hiệu vay và hoàn trả gốc vay liên tục trong nhiều năm. Việc này bình thường đối với những doanh nghiệp có kinh doanh tăng trưởng tốt. Để đánh giá phải kết hợp với các chỉ số hoạt động khác của doanh nghiệp.
  • Các chỉ số phân tích tài chính khác Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm trong phần Kiến Thức Tài Chính

Lưu ý: Do dữ liệu rất lớn nên một số Doanh Nghiệp chưa nhập đủ Báo Cáo. Cụ thể: Thiếu BC Hoạt động kinh doanh (DN sẽ không có điểm KD và TT) và Thiếu Lưu chuyển tiền tệ sẽ ảnh hưởng 1 phần điểm KD. Vì Điểm Tài sản và Bảng Cân Đối Kế Toán vẫn có thể tham khảo nên chúng tôi vẫn hiển thị Mã CK đó kèm ghi chú nếu có.

Bảng phân tích tài chính
Để xem chi tiết Mã chứng khoán, ta click vào dòng dữ liệu của mã đó

2. Bảng Số Liệu Báo Cáo

Là Bảng báo cáo tóm tắt kết hợp từ 3 Bảng báo cáo tài chính của Doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể nhìn thấy giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ và số liệu hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp